Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Bếp chữ U

Cách thiết kế bếp hình chữ U được thừa kế sự tiện dụng từ những thiết kế trước. Chúng ta có thể hình dung nó như là một dạng của thiết kế hành lang, nhưng có phần đáy. Phần đáy này được bổ sung không gian cho một bếp nấu hoặc một bồn rửa.
Cách sắp xếp này khiến công việc nấu ăn thuận lợi bởi nó giữ nguyên thiết kế tam giác cơ bản. Phần đáy chữ U cũng tạo không gian thoải mái cho việc lắp thêm tủ bếp
thiết kế bếp chữ U


Nguồn từ thu thuat trang tri .blogger.com chuyên thiết kế bếp hình chữ U

Bếp hình chữ L

Đối với những bà nội trợ không thích sự chật chội ngột ngạt của kiểu thiết kế hành lang thì vẫn còn sự lựa chọn khác.

Kiểu thiết kế bếp hình chữ L nhưng vẫn giữ được sự tiện lợi và linh hoạt trong nấu ăn.

Thiết kế chữ L rất phổ biến, nhưng nó tránh được tình trạng tắc nghẽn người như ở trong thiết kế hành lang. Ở đây vẫn có tam giác cơ bản.

Mặc dù việc đi từ bếp đến tủ lạnh là dài hơn. Kiểu sắp xếp này cũng tạo ra không gian thoáng hơn một chút để đặt tủ bếp và chỗ đứng chế biến. Góc trên cùng bên tay phải khó chuẩn bị thức ăn hơn, và thường được dùng để đặt dụng cụ trộn, lò nướng và các vật dụng nhỏ khác. Lưu ý vì khu vực chế biến rộng hơn, bạn có thể lắp 2 bồn rửa.


Thiết kế chữ L kép

Một thiết kế mang tính hiện đại cao, cho phép bạn có 2 khu vực chuẩn bị.

Khoảng chữ "L" nhỏ có một bếp nấu (không phải lò nướng) và một bồn rửa thứ hai. Việc nấu tập trung trên khu vực này, trong khi việc chuẩn bị thức ăn diễn ra trên phần không gian lớn hơn còn lại của chữ L.

Khoảng chữ "L" lớn có nhiều không gian mở để chế biến, chuẩn bị hơn, bởi nó không có bếp nấu.

Lưu ý không phải tất cả không gian đều lắp đặt tủ bếp: đoạn chữ L nhỏ chỉ có một tủ bếp ngắn chạy dọc theo bên dưới tường.





Nguồn từ thu thuat trang tri .blogger.com

Bếp kiểu hành lang

Do không gian thiết kế của từng nhà mà bạn có thể chọn kiểu thiết kế bếp riêng cho mình. Bạn có thể thiết kế bếp cho mình theo kiểu hành giúp cho bạn làm công việc nhanh hơn thường ngày.

Đây là loại thiết kế bếp kiểu hành lang có tính thực dụng cao vì nó tận dụng tối đa tam giác cơ bản trong bếp (là tủ lạnh - bồn rửa - bếp nấu). 

Nó tạo không gian nhiều hơn chút ít cho khu vực chế biến và tủ bếp, tuy nhiên sẽ không có chỗ cho nhiều người đứng ở giữa hai khoảng không gian chính. Tuy nhiên, đây vẫn là một thiết kế cổ điển và tạo thuận lợi cao.


Nguồn từ thu thuat trang tri .blogger.com

Bếp 1 tường

Thiết kế nhà bếp là điều cần thiết đối với người nội trợ. Nhà bếp được thiết kế 1 cách gọn gàng ngăn nắp thì càng chứng minh người phụ nữ đó đảm đang việc nhà.
Thiết kế bếp 1 tường là cách cơ bản nhất, phù hợp cho bếp hẹp và dài. Nó đơn giản và cũng không quá tốn kém, với khu vực chế biến nằm ở trung tâm. Mặc dù thiết kế kiểu này không tận dụng được các góc bếp, nhưng nó cho phép đi lại thuận lợi hơn.
Tất nhiên, thiết kế này không phải là tối ưu, nó có thể được cải thiện hoặc bằng thiết kế kiểu hành lang, hoặc thiết kế hình L - tạo ra không gian bếp.
Thiết kế kiểu bếp 1 tường với 3 bộ phận trung tâm được xếp thẳng hàng gồm tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu (từ trái sang)
Thiết kế bếp 1 tường


Nguồn từ thu thuat trang tri .blogger.com

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Làm nhà mát hơn với cái nóng


Mẹo này sẽ giúp bạn chóng lại cái nóng mùa hè oi bức với kỹ thuật thiết kế giữa mùa hè!

Sử dụng tông màu sáng giúp căn nhà mát mẻ.

thiết kế mùa hè


Sơn lại tường và trần nhà với gam màu lạnh hoặc màu trung tính như các màu xanh nhạt, trắng, ghi... không nên hoặc sử dụng rất ít màu nóng như đỏ, cam, hồng, tím… Một căn nhà ít đồ, thật ngăn nắp, gọn gàng cũng sẽ tạo nên sự thoáng đãng, mát mẻ. (Nhiều gia đình có xu hướng sơn cửa màu trắng.  )

thiết kế mùa hè

Tân trang lại các cửa đi và cửa sổ, mở ra hướng gió mát và có cảnh đẹp, mở rộng diện tích cửa sổ nếu có thể. Chú ý mở cả các cửa đi hoặc cửa sổ phía đối diện để có sự đối lưu không khí hiệu quả. Một số gia đình đang có xu hướng dùng cửa nhựa màu trắng hoặc sơn lại cửa gỗ thành màu trắng để tạo cảm giác mát mẻ hơn so với cửa màu gỗ truyền thống.
Đối với cửa sổ mở ra hướng mát (Bắc, Đông Nam, Nam), không nên do dự tháo các rèm màu tối, dày, nhiều hoa văn ra và thay thế bằng rèm mỏng màu sáng để gió mát thổi vào nhà dễ dàng hơn. Cất toàn bộ thảm để tận hưởng cái đẹp và sự mát mẻ của sàn gỗ, đá hoặc gạch lát.
Gương sẽ đưa thêm ánh sáng vào nhà
Những tấm gương không phải là vũ khí bí mật của người thiết kế để nới rộng không gian, mà chúng còn rất hiệu quả trong việc làm sáng sủa nội thất nhà. Đặt một tấm gương cạnh cửa sổ để đưa thêm ánh sáng và thiên nhiên vào nhà.
Trồng hoa bên bệ cửa màu xanh của cây cỏ sẽ làm dịu mát không gian.

thiết kế mùa hè
Thiết kế chỗ để chậu cây giữa mùa hè oi bức, chậu hoa ở bệ cửa sổ, ban công, sân thượng và giếng trời, hoặc trồng các loại cây ưa bóng râm, cây lá màu trong các chậu sứ men trắng ở trong nhà. Màu xanh tươi mát của cây cỏ sẽ làm dịu mắt và cung cấp thêm dưỡng khí cho căn nhà. Một tiếng róc rách nước chảy ở bể cảnh, một hòn non bộ với cây si tí hon, một bể cá cảnh lớn trong nhà... cũng giúp con người thư thái hơn sau khi phải chịu cái nắng nóng ở ngoài đường.

thiết kế mùa hè

Vỏ ốc biển, đá cuội trắng cũng nên đưa vào nhà làm vật trang trí, tạo liên tưởng tới sự mát mẻ của biển cả. Những sản phẩm của thiên nhiên này có thể bày trong các bể kính trang trí, bể cá cảnh, hay kết hợp với cây cỏ trong các góc tiểu cảnh, sân vườn. Hiện nay bạn có thể sử dụng gạch lát có vân đá, vân sỏi hoặc thậm chí các viên gạch lát được làm trực tiếp từ đá, sỏi tự nhiên.

(Mọi người thấy bổ ích thì like dùm mình nha)

Nguồn từ thu thuat thiet ke .blogspot.com